Tìm hiểu Khái niệm: Hàng hóa gia công, hợp đồng, thủ tục

Hiện nay, gia công hàng hóa đã là một thuật ngữ trở nên khá phổ biến với các đối tác ngành hàng. Vậy đâu sẽ là những đặc điểm chúng ta cần lưu ý khi lựa chọn một đối tác? Hàng hóa gia công, Hợp đồng, thủ tục liên quan có những điểm gì cần lưu ý? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

Tìm Hiểu Khái Niệm: Hàng Hóa Gia Công, Hợp đồng, Thủ Tục
Tìm Hiểu Khái Niệm: Hàng Hóa Gia Công, Hợp đồng, Thủ Tục

1. Hàng hóa gia công là gì?

Khái niệm về gia công

Gia công hay sản xuất xuất khẩu đều được hiểu là một quy trình, bắt đầu từ nhập nguyên vật liệu về, sản xuất ra sản phẩm và xuất khẩu. Theo đó, hàng hóa gia công phải trải qua ít nhất một công đoạn của quy trình sản xuất để được coi là một bước gia công, phải làm biến đổi bản chất của nguyên vật liệu đầu vào.

Do đó, gia công được hiểu là việc bỏ sức để làm ra một sản phẩm mới hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệu hay bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm nào đó.

2. Các hình thức gia công hàng hóa

  • Gia công xuôi : Nhận gia công cho đối tác nước ngoài (Bao gồm cả DN nội địa nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất)
  • Gia công ngược: Thuê đối tác nước ngoài hoặc doanh nghiệp nội địa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công.
  • Gia công lại: Doanh nghiệp có hợp đồng gia công nhưng thuê doanh nghiệp khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng gia công.
  • Gia công ngoài: Doanh nghiệp thuê ngoài một số công đoạn hoặc toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm .
  • Gia công chuyển tiếp: Sản phẩm hợp đồng gia công này là nguyên vật liệu của hợp đồng gia công khác.

3. Hợp đồng

Hợp đồng gia công phải được ký kết trong văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại. Mỗi bản hợp đồng cần phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:

  1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
  2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
  3. Giá gia công.
  4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
  5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
  6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
  7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
  8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
  9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
  10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

4. Thủ tục

Căn cứ điều 58 thông tư 38/2015/TT-BTC, khi thực hiện hợp đồng gia công chúng ta được phép chọn một trong những chi cục sau:

Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:

  • Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
  • Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
  • Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có c

Việc lựa chọn chi cục Hải quan là tùy ý doanh nghiệp, sau khi lựa chọn được nơi thực hiện thủ tục Hải quan, chúng ta cần thông báo cơ sở sản xuất.

5. Thông báo liên quan

Sau khi đã chuẩn bị xong các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động, cơ sở tiếp nhận gia công cần có những với các đơn vị liên quan theo công văn số 2611/GSQL-GQ2 2020, Điều 56 về việc Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công như sau:

Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX).

 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:

  •  Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).

Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

  • Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi;
  • Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;

  • Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;
  • Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống

Từ năm 2021, nhà máy công nghệ xanh BALIOGO bên cạnh việc nghiên cứu và sản xuất sản phẩm, nhận gia công hàng hóa cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động chính mà BALIOGO ưu tiên và phát triển song song cùng hai hoạt động còn lại.

Các mặt hàng có thể gia công tại BALIOGO bao gồm: Nước xả vải, nước tẩy xoong nồi, nước tẩy toilet sinh học, nước tẩy kính, nước lau sàn, nước giặt, nước hoa quần áo, sữa rửa chén, nước lau sàn, nước rửa chén sinh học, nước tẩy đa năng và cuối cùng là sữa giặt.

Đối tác và khách hàng khi có nhu cầu gia công hàng hóa có thể tham khảo dịch vụ gia công tại nhà máy sản xuất công nghệ xanh BALIOGO này.

Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn, vui lòng liên hệ: 

Hotline: 1900.636.858

E-mail: info@baliogogroup.vn

Địa chỉ: Thôn An Dân, Xã Tân Dân, Huyện Khoái Châu – Tỉnh Hưng Yên

Bài viết có liên quan:


Gọi điện ngay